Cúng Táo quân thế nào cho đúng và cách bày mâm lễ đơn giản

Cúng Táo quân là gì ?

Theo truyền thuyết Thần Bếp có 3 vị Táo quân (3 ông đầu rau), hàng năm cứ 23 tháng Chạp lại lên chầu Trời tấu trình mọi việc trong nhà trong 1 năm vừa qua.

cung ong cong ong tao

Lễ vật cúng ông công ông táo

Vì vậy dịp này người dân thường thành kính mua đồ cúng táo quân,sắm lễ tiễn các vị Táo về chầu Trời.

Phong tục mỗi miền mỗi khác

Ở miền Bắc người ta cúng con cá chép sống thả trong chậu nước, với mong ước cá chép hóa rồng đưa các Táo quân về chầu Trời.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Ở miền Nam chỉ cúng mũ, áo, đôi hia giấy.

Tương truyền lại nhà nào cũng có ba vị thần bếp gọi là Táo quân coi sóc phước đức, thiện ác của họ. Hàng năm cứ 23 tháng Chạp, Táo ông, Táo bà lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.
Lễ cúng Táo quân xưa thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng của các Táo. Nhà nào không có ban thờ Táo quân riêng sẽ thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên (theo tâm linh, ban thờ là “ăng ten” để giao tiếp giữa người trần với các thần linh). Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ, rồi bày mâm cỗ… Có nhà đặt một mâm cúng trong bếp, thêm một mâm khác cúng trên ban thờ.

 ca chep cung ong cong ong tao
cá chép hóa cho ông công ông táo

Ngoài các lễ vật chính, tùy điều kiện mà làm thêm lễ mặn (với xôi, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để Táo Quân mang theo.
Lễ cúng Táo quân theo dân gian thường là cỗ mặn. Còn ngày nay dân thích cúng chay, hay mặn tùy nấu.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa. Rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để chở các Táo lên chầu Trời.
Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công và bao sái ban thờ để 30 Tết Táo quân chầu Trời xong sẽ trở về.

Có giản lược đồ cúng được không ?

Nhiều nhà tâm linh cho rằng, tùy điều kiện từng nhà mà cúng Táo quân, nhưng nghi lễ không phải thịnh soạn, rườm rà
mam le cung tao quan gồm.
-Một mâm cỗ mặn, bánh, kẹo, trầu cau, rượu…
-Hương thơm, lọ hoa tươi, hoa quả tươi đẹp.
-3 bộ mũ áo, hia hài Táo công, vàng nén (có nơi chỉ dùng 1 – 3 lễ tiền vàng tượng trưng).
-3 con cá chép sống.
Ngày nay người dân cúng cá tươi, hay cá giấy tùy ý gia chủ. Nhưng trong lễ cúng Táo quân xưa không thấy có lễ cúng phóng sinh, mà chỉ có mua cá chép sống về cúng, xong rồi đem ra hồ, ao… thả.

Không nên cúng lễ Táo quân trước, hoặc sau ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng Táo công truyền thống cũng thường cúng đúng ngày 23 tháng Chạp, và phải cúng xong trước 12 giờ trưa để các Táo kịp lên thiên đình họp.
Tổng hợp và ghi chép !

Bình luận trên Facebook