53 lượt xem
Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Theo nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.
Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
Khi tháng 7 âm lịch gõ cửa, nhiều người dân ta vẫn đồn đại nhau về “tháng cô hồn”, “tháng ma quỷ” thường xui xẻo và hay gặp vận hạn đen đủi.
Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.
Nhiều người quan niệm rằng tháng cô hồn chỉ nên ăn chay niệm Phật, kiêng làm những việc lớn như dựng vợ, gả chồng, mua nhà, tậu xe, đi xa, mua sắm quần áo…
Trên các diễn đàn còn chia sẻ 18 điều không nên làm trong tháng này như không được đi ra đường khi đã khuya, không phơi quần áo vào ban đêm, không được ở một mình, không được réo tên nhau khi đi chơi ban đêm, không được thức quá khuya, không được đến gần những góc tường xó tối, đi ra đường không được ngoái lại phía sau, không chụp ảnh vào ban đêm…
ĐIỀU CẤM KỴ TRONG THÁNG CÔ HỒN
🔹1. Không vàng mã tùy tiện bởi vì sẽ hấp dẫn ma quỷ.
🔸2. Không phơi quần áo vào ban đêm sẽ nhiễm âm khí.
🔹3. Không nên bơi lội ở sông suối hoặc nơi ít người. Đã có nhiều người bơi rất giỏi nhưng cũng chết vì các tình huống tương tự.
🔸4. Không được hù doạ người khác từ phía sau làm cho họ giật mình, người bị dọa sẽ hồn bay phách lạc, dễ bị ma quỷ xâm nhập.
🔹5. Những góc tối, cây gạo, cây đa nặng âm khí và ma quỷ rất thích những chỗ như vậy đó đó hạn chế loanh quanh ở đó.
🔸6. Nếu bạn là người yếu bóng vía thì đừng đi chơi về quá muộn buổi tối.
🔹7. Đồ cúng là đồ dành cho người âm, do đó không được ăn vụng, kể cả khi chưa cúng.
🔸8. Không mài dao kéo.
🔹9. Không nên thề thốt hay nói bậy bất cứ điều gi quan trọng thời điểm này.
🔸10. Hạn chế mua xe cộ trong tháng này.
🔹11. Khi ăn cơm, không cắm đũa đứng giữa bát cơm, không gõ bát đũa, vì đó là hình thức cúng tế.
🔸12. Hạn chế cưới hỏi, làm nhà, chuyển nhà, kí hợp đồng làm ăn, nếu bất khả kháng phải xem kĩ ngày.… vì đây là điều đại kị, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
🔹13. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm quỷ khí.
🔸14. Không nhặt tiền bạc, đặc biệt là tiền lẻ rơi vãi trên đường vì có thể đó là tiền cho người âm.
🔹15. Không nên cúng đồ ăn mặn vì điều này có nghĩa là khơi dậy tham-sân-si, có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa.
Ngoài những việc kiêng kỵ bên trên ra thì việc mang theo những vật phẩm trừ tà ma vẫn là một biện pháp được nhiều người lựa chọn.
Theo dân gian truyền tụng thì những chiếc roi bằng gỗ dâu, những củ tỏi dắt bên mình hay như Phật bản mệnh theo tuổi là những vận dụng hữu ích và hiệu quả nhất trong tháng cô Hồn
Tuy nhiên còn 1 lựa chọn khác nữa đó là các bạn có thể lựa chọn những vật phẩm phong thủy bày trí trong nhà trừ tà phù hợp nhất với từng người
Bình luận trên Facebook